Clip do Việt Trinh đăng tải
Trong clip, Việt Trinh nắm tay con trai Thiện Nhân 15 tuổi. Khi em đi ra giữa không gian được cho là khu vực lễ tân của một khách sạn, nữ diễn viên đuổi theo nắm chặt tay, hôn rồi ôm con trai trước sự chứng kiến của ít nhất 3 người.
Clip nói trên thu hút 2,3 ngàn lượt thích, hơn 200 bình luận đa chiều sau 3 giờ đăng tải. Nhiều người dùng mạng không đồng tình với Việt Trinh.
Tài khoản Daisy nêu quan điểm: "Ôm hay hôn con, thỉnh thoảng xoa vai, xoa lưng con là bình thường. Nhưng âu yếm, thì thầm vào tai, khoác tay con ngang eo mình... nơi công cộng tôi nghĩ không nên. Thay vì cầm tay, bạn có thể khoác tay mình vào khuỷu tay con sẽ hay hơn. Tôi cũng có 2 con trai 15 và 17 tuổi nên cũng tiết chế rất nhiều vì các con không còn bé nữa".
Tài khoản Đồng Mỹ Vi bình luận: "Tuổi cháu đang dậy thì, chị nên nên tiết chế lại. Không tốt cho chị, cháu và cả con dâu trong tương lai, nhất là hành động có thể thành thói quen kéo dài đến sau này. Một bà mẹ đơn thân nuôi con đã thấy yêu con lắm rồi. Ôm ấp kiểu trong video rất không nên".
![]() | ![]() |
Tài khoản Nguyễn Hòa viết: "Tôi cũng yêu 2 đứa con của mình, sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu cần để đổi lại chúng được sống nhưng xem video hôn hít ngất ngây vẫn thấy thái quá. Chị Trinh đưa lên mạng chắc chắn phải có phản ứng tích cực và tiêu cực. Hãy giữ những khoảnh khắc này cho 2 mẹ con thôi, đừng đưa lên".
Một bộ phận bênh vực Việt Trinh, cho rằng các ý kiến trái chiều đang 'làm quá'. Tài khoản Kiều Anh viết: "Ai có con rồi sẽ hiểu ôm nựng, hít hà con từ bé sẽ thành thói quen. Những người chê trách hoặc chưa có con, hoặc từ khi con còn bé đã không gần gũi, ôm ấp nên mới thấy người khác làm vậy là bất thường. Tôi nghĩ bất thường hay không là tại tư tưởng lệch lạc theo chiều hướng không trong sáng thôi".
Chị T.L (biên tập viên, 45 tuổi, TP.HCM) có con trai 15 tuổi chia sẻ với VietNamNet, bố mẹ ở phương Tây hay phương Đông vẫn có thể ôm, hôn con trưởng thành. Quan trọng là cách ôm, hôn và nắm tay phù hợp, chừng mực.
![]() | ![]() |
Với trường hợp của Việt Trinh, chị T.L đoán nữ diễn viên theo tư tưởng của phương Tây nên cách thể hiện khá thoáng. Dù vậy, nếu cử chỉ quá thân mật ở nơi công cộng, đối với văn hóa Á Đông như Việt Nam, sẽ chưa thật phù hợp.
"Tôi không ủng hộ việc bày tỏ tình cảm thân mật đến mức này ở nơi công cộng nhưng không muốn bố mẹ vì lý do con trưởng thành mà tạo khoảng cách. Thỉnh thoảng, cá nhân tôi vẫn hôn lên má và trán 2 con rồi để chúng hôn lại. Tôi nói với con sau này lớn lên cũng đừng quên việc thể hiện tình cảm với người thân, như với mẹ hay sau này là vợ chồng", chị T.L cho hay.
Sau khi tuyên bố giải nghệ vào năm 2022, Việt Trinh chăm đăng ảnh bên con trai Thiện Nhân. Tất cả ảnh, clip đều giấu mặt cậu bé 15 tuổi. Hai mẹ con hay tương tác tình cảm như nắm tay, tạo hình trái tim, ôm và hôn, thường nhận bình luận trái chiều.
Trong một chia sẻ, Việt Trinh từng tiết lộ việc giải nghệ do công việc diễn viên, đạo diễn tốn thời gian, khiến chị không thể gần gũi con trai đang ở độ tuổi dậy thì, cần mẹ đồng hành. Với chị, con trai là 'tài sản quý giá nhất có được'.
Mi Lê
Trang Facebook mà Vi Tran dùng để giao dịch với du học sinh. Ảnh chụp màn hình
Trong khi đó, tại TP Melbourne, trang web của Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố này liên tục cập nhật tình hình về các nạn nhân của nghi án lừa đảo. Sáng 7/1, khoảng 40 - 50 người Việt, phần lớn là du học sinh đã đến cảnh sát để điền đơn trình báo. Ngay sau đó, các bạn tỏa đi đến các ngân hàng để tìm hướng xử lý.
Bạn Chi cho biết, bạn đã qua làm việc với cảnh sát và ngân hàng để hỗ trợ nhưng được biết việc giải quyết không đơn giản. "Bên ngân hàng nói phải chờ cảnh sát vào cuộc, cảnh sát ở Melbourne thì cho biết phải chờ cảnh sát ở New South Wale vì Vi Trần ở Sydney".
“Ở Australia, mỗi người chỉ có thể đăng kí một số điện thoại nên cảnh sát có thể dễ dàng lần ra thông tin”, Nga nói.
Đầu giờ chiều, nhiều người Việt cũng qua làm việc với Phòng vé Vietnam Airlines tại Melbourne để tìm kiếm sự hỗ trợ từ hãng.
Trao đổi với Zing.vn sáng 7/1, Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã gặp gỡ Hội sinh viên Việt Nam tại Sydney để xác minh thông tin, nắm tình hình cụ thể đồng thời đề nghị các em sinh viên giải quyết vụ việc trên cơ sở luật pháp của nước sở tại.
Đại sứ quán cũng đã trao đổi với Văn phòng đại diện Hàng không Việt Nam tại Australia và Vietnam Airlines khẳng định Vi Tran không phải là đại lý chính thức của hãng.
"Trước mắt, chúng tôi đề nghị các em sinh viên và bà con người Việt trước khi về nước có thể liên hệ với Vietnam Airlines và các các hãng hàng không khác tại Australia để xác nhận vé đã mua là thật hay giả", Đại sứ Lương Thanh Nghị nói.
Hoang mang
Từ hôm qua, 6/1, nhiều độc giả độc giả phản hồi về việc nhiều du học sinh tại các thành phố của Australia như Sydney và Melbourne mua vé máy bay qua facebook có tên Vi Tran và không nhận được vé.
“Hàng trăm sinh viên Việt bị lừa tiền. Khổ lắm. Số tiền có thể lên tới hàng trăm nghìn USD. Hiện tại, số lượng ngày càng tăng”, Đoàn Thuý Nga, một du học sinh Việt Nam tại Australia mua vé của facebook Vi Tran, chia sẻ.
Vũ Khánh, một du học sinh Việt Nam khác tại Australia, cho biết anh và bạn bè đặt mua vé máy bay của facebook Vi Tran. “Chúng mình gửi tiền cho chị ấy nhưng chị ấy chỉ gửi lại mẫu đặt vé chứ không gửi vé”, cô nói.
Theo Khánh, Vi Tran rao bán vé máy bay giá tốt trên facebook cá nhân và các diễn đàn của du học sinh Việt Nam. “Nhiều người từng mua vé của chị ấy và nhận xét khá tốt”, anh nói. Người phụ nữ này thường nhận tiền qua tài khoản, chuyển vé qua email và không bao giờ gặp khách hàng.
Một du học sinh Việt giấu tên cho biết, cô đặt mua 2 vé máy bay khứ hồi của hãng hàng không Vietnam Airlines. Sau 2 tuần hối thúc, cô nhận được vé và mã để xác nhận. Tuy nhiên, sau khi gọi điện đến đại diện của hãng tại thành phố Sydney để kiểm tra vé, cô bàng hoàng khi biết mã mà cô nhận là giả.
Bạn Trần Như Quỳnh Chi, sinh viên ĐH Swinburne cho biết bạn đã từng mua vé và nhận được vé bình thường nên tin tưởng. Sau đó, Chi đặt thêm vé Tết cho chị gái và bạn mình. "Bạn em về Việt Nam mổ mắt vì mắt bạn bị bệnh mà hồ sơ ở VN nên phải về. Còn chị em có em bé, lần đầu dắt cháu về VN thăm gia đình. Bây giờ tụi em điêu đứng quá."
Bạn Mai Hoàng, từ Melbourne cho biết, bạn là nạn nhân của việc lừa đảo vé máy bay cho 5 người với tổng số tiền lên tới hơn 8.000 AUD.
"Đợt này em về tổ chức đám cưới, vừa phải lo đám cưới vừa phải chạy ngươc xuôi lo vé cho gia đình nhà chồng du lịch sau đám cưới. Chị Vi Trần đã phá huỷ ngày quan trọng nhất cuộc đời em", bạn chia sẻ. Lo vé cho người thân về, lo khách sạn vì bị chậm trễ, tiền phạt mua thêm hành lý, bạn Mai Hoàng cho biết bạn đã phải bỏ tiền túi ra chi trả hơn thêm 7.000 AUD. Bản thân vợ chồng Mai Hoàng vẫn đang đợi vé trở lại Melbourne từ Vi Trần.
Nhiều du học sinh cho hay, họ vẫn nói chuyện với người phụ nữ sở hữu facebook tên Vi Tran. Tuy nhiên, đến chiều hôm 6/1, người này đã khoá facebook và tắt điện thoại.
Nga cho biết, trưa ngày 6/1 (theo giờ địa phương), cô vẫn có thể liên lạc với Vi Tran. “Quá nhiều người gọi điện nên có thể chị ấy không nghe được điện thoại”, Nga nhận định.
Từng lừa nhiều người?
Sau khi nghi vấn chủ facebook tên Vi Tran lừa đảo trên diện rộng phát tán trên diễn đàn của VDS NSW- một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales của Australia, nhiều người Việt cho biết, họ từng là nạn nhân của cô gái này. Tuy nhiên, cô và gia đình đã bồi thường và yêu cầu họ im lặng.
"Vi Tran chỉ là tên giả. Gia đình người này sống tại thành phố Mỹ Tho. Chị ấy thường xuyên vay tiền mọi người. Khi người này đòi, chị ấy sẽ vay tiền của người khác để trả. Ngoài ra, chị ấy cũng mạo danh tên tuổi của bạn bè để lừa tiền của người ngoài", một nguồn tin giấu tên chia sẻ.
Cô cho biết, số điện thoại và tài khoản mà các du học sinh cung cấp trên diễn đàn của VDS NSW hoàn toàn trùng khớp với thông tin của cô gái mà cô đang nhắc đến.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
(Theo Zing)
" alt=""/>Nhiều người Việt tại Australia bị lừa vé máy bay Tết![]() | ![]() |
Nhà thiết kế thể hiện sở trường với các gam màu đỏ, đen, trắng cùng kỹ thuật đắp vải, dập ly và sắc thái dark-wear.